MỞ QUÁN CÀ PHÊ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ?

Kinh nghiệm mở quán cà phê
Bạn đang có ý tưởng kinh doanh vô cùng tuyệt vời. Bạn có sự yêu thích với cà phê. Vậy tại sao không kết hợp ý tưởng kinh doanh đó với niềm yêu thích của mình bằng việc mở quán cà phê. Kinh doanh cà phê là một lĩnh vực khá hot trong nhiều năm trở lại đây và đang là một xu hướng khởi nghiệp phổ biến hiện nay của giới trẻ. Chúng được cho là mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho các bạn trẻ. Song cũng như những lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh quán cà phê thực sự là một cuộc chiến. Nếu không có sự chuẩn bị cũng như khả năng tính toán và linh động tốt thì rất khó để bám trụ lại được. Nếu bạn muốn mở quán cà phê thì có kha khá việc cần phải quan tâm đấy. Để giúp bạn tránh được những hạn chế khi mở quán, DP Food xin được chia sẻ một số kinh nghiệm khi mở quán cà phê nhé!
1. Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê

Bạn phải có kế hoạch nghiên cứu cụ thể từng bước, bước đầu tiên là gì, cần chuẩn bị những công cụ như thế nào? Khi hiểu thị trường mục tiêu, xác định được nhóm đối tượng khách hàng hướng đến, bạn sẽ lên được kế hoạch chi tiết để nhắm thẳng vào nhóm đối tượng đó. Ví dụ bạn kinh doanh cà phê, bạn phải xem khu bạn dự định mở giờ giấc của dân cư thế nào, có nhiều quán cà phê cùng thể loại hay không? Hiểu thị trường cần gì bạn mới dễ dàng cung cấp đúng nhu cầu của họ.
Xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu. Xác định các yếu tố như độ tuổi, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt… Từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp cận nhóm khách hàng đó. Đồng thời, lựa chọn phong cách cho quán. Một số mô hình quán cà phê mà bạn có thể tham khảo là cà phê sách, quán cà phê công sở, cà phê mèo, cà phê nhạc sống, nhạc acoustic, cà phê take away,...
Nhượng quyền thương hiệu cũng được nhiều người cân nhắc thay vì tự xây dựng thương hiệu riêng của mình như trước đây. Thật ra điều này vừa có lợi nhưng cũng sẽ cần cân nhắc rất kỹ bạn nhé, bởi nó không chỉ liên quan tới số vốn của bạn mà còn là pháp lý, vận hành, thương hiệu, marketing và nhiều yếu tố khác nữa.
2. Dự trù tài chính

Kinh doanh bất kể lĩnh vực gì, để có thể thành công bạn phải lên kế hoạch chi tiết cụ thể từng bước. Lên một bản kế hoạch chi tiết từ bước xác định mô hình kinh doanh quán cà phê quy mô lớn hay nhỏ? Đối tượng khách hàng là ai? Chi phí dự trù mở quán bạn có bao nhiêu?... Tất nhiên không thể đưa ra một con số chung là cần bao nhiêu vốn để mở một quán cà phê bởi nó phụ thuộc vào quy mô quán, mặt bằng, menu món và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số chi phí cố định cần phải có
Chi phí mặt bằng:
Tùy theo địa điểm và diện tích sử dụng mà giá thuê mặt bằng quán cà phê có thể cao hoặc thấp. Bạn dự trù kinh phí cho hợp đồng mặt bằng ít nhất 6 tháng và đặt cọc từ 1-2 tháng. Một vấn đề nữa cần lưu ý là về thời hạn ký hợp đồng. Thường nếu đó là mặt bằng bạn cho rằng có thể làm nơi kinh doanh lâu dài thì nên xác định ký hợp đồng dài hạn ít nhất từ 2-3 năm. Rất nhiều trường hợp chủ nhà thấy có vẻ làm ăn được nên cứ sau 6 tháng, 1 năm tăng giá khủng khiếp khiến nhiều người không trụ được dù rất tiếc mặt bằng vì đã quen khách. Thông thường, nếu muốn tăng giá thì con số 10%/năm là có thể chấp nhận được và phù hợp so với mặt bằng chung.
Chi phí thiết kế, trang trí:
Thiết kế và trang trí nội thất luôn là những chi tiết ghi điểm cho khách hàng. Trang trí để tạo ấn tượng cho khách hàng. Người Việt Nam có thói quen ngồi lại nói chuyện, thư giãn khi uống nên ngoài bàn ghế, bạn nên lắp ráp điều hòa cho không gian toàn quán. Phụ thuộc vào điều kiện của chủ quán mà có cách thiết kế và trang trí nội thất khác nhau, ước tính khoản chi này rơi vào khoảng 50 - 70 triệu đồng.
Chi phí mua nguyên liệu:
Để duy trì hoạt động, ngoài mặt hàng chính là cà phê, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu pha chế như sữa, socola, trà và các loại hoa quả tươi. Nguyên liệu này sẽ mất khoảng 10-15 triệu/tháng. Nói chung đây là con số chỉ mang tính chất “tham khảo” bởi bạn mới là người biết rõ nhất mô hình và quy mô của mình sẽ mất bao nhiêu tiền 1 tháng để nhập nguyên liệu.
Chi phí vận hành:
Tùy thuộc vào quy mô của quán mà mức chi phí có thể khác nhau bao gồm tiền lương thưởng cho nhân viên, tiền điện, nước, marketing, khấu hao hoàn vốn,.. Những tháng đầu mới khai trương có thể chưa đông khách, thậm chí có thể phải bù lỗ. Bạn cần một số vốn nhất định để duy trì hoạt động cho quán, ít nhất là trong 6 tháng. Số tiền này cần để riêng ra không đụng đến trừ khi việc vận hành không được tốt thì bạn đã có phương án dự trù. Những tháng ngày đầu tiên sẽ rất rủi ro nếu như bạn không có một nguồn thu ổn định bởi những lý do “không – tên”: thời tiết, không khí, trào lưu hoặc có thể chiến lược marketing chưa tốt hay thị trường chưa đón nhận bạn. Hãy để một nguồn chi phí giúp bạn đi qua giai đoạn này.
3. Chọn địa điểm mở quán cà phê

Địa điểm là yếu tố quyết định 80 – 90% thành công khi mở quán cà phê. Bạn nên chọn mặt bằng quán ở những khu vực đông dân cư, gần với nhóm đối tượng khách. Tránh những mặt bằng quá sâu trong ngõ ngách, giao thông không thuận lợi. Cần đặc biệt lưu ý khi chọn địa điểm là xem mặt bằng đó có nằm trong quy hoạch, sắp bị phá dỡ không? Chủ nhà có cho phép thay đổi không gian mặt bằng không? Người ta có hay lui tới khu vực này để mua sắm, giải trí, ăn uống không? Điều này sẽ giúp bạn tránh được chuyện đang kinh doanh yên lành thì buộc phải chuyển đi hay kinh doanh mà chẳng mang lại một xíu hiệu quả nào.
Chỗ đậu xe tốt là một trong những yếu tố sống còn khi mở quán cà phê tại Việt Nam. Bạn biết rằng người Việt Nam chủ yếu đi xe máy (bên cạnh ô tô và xe đạp). Vì vậy, bạn buộc phải có bãi đậu xe máy cho khách hàng của quán cà phê. Xin lưu ý là bãi đậu xe này phải tuân thủ các quy định của trật tự an toàn giao thông và đô thị.
4. Thiết kế quán

Tùy vào định hướng của chủ quán mà sẽ có những thiết kế nội thất quán cho phù hợp. Ví dụ như: nếu theo phong cách sang trọng, tối giản thì từ màu sắc đến các vật dụng trong quán đều phải đơn giản, có nhiều không gian để khách tận hưởng. Mỗi mô hình quán cà phê nên theo đuổi một phong cách của riêng mình. Concept độc đáo tạo nên lợi thế cạnh tranh cho quán cà phê của bạn. Từ ý tưởng ban đầu, bạn đã có được chủ đề, phong cách và hình ảnh quán mà bạn mong muốn. Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy tìm những đơn vị chuyên setup, thiết kế quán.
Bạn cũng có thể học hỏi pha trộn các phong cách để tạo nét riêng nhưng nên nhớ thiết kế phong cách quán phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Cũng giống như bất kỳ các hình thức buôn bán khác, khi kinh doanh cà phê bạn đều cần một số giấy tờ chứng nhận nhất định. Tránh trường hợp sau này khi đang kinh doanh ổn định, lực lượng chính quyền có thể đến và kiểm tra bất cứ lúc nào. Trường hợp xấu nhất có thể bạn sẽ phải đóng cửa quán một thời gian và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu đã gầy công xây dựng.
Để mở quán cà phê, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ gồm:
(1) Giấy phép đăng ký kinh doanh. Bạn cần đến UBND quận (huyện) hoặc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh/thành phố và làm theo hướng dẫn
(2) Giấy Chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền cấp chứng nhận
(3) Các khoản thuế cần nộp là thuế môn bài hàng năm, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Bạn cần đến Chi cục Thuế Quận (huyện) và làm theo hướng dẫn.
6. Chọn nguồn cung cấp nguyên liệu tin cậy

Nguyên liệu chính của quán là rất quan trọng, bởi nó sẽ quyết định chất lượng đồ uống có thế mạnh của quán. Nguyên liệu làm thức uống được bày bán tràn lan trên thị trường từ chợ bình dân cho đến các cửa hàng sang trọng. Trong đó có nhiều nơi sản xuất và phân phối nguyên liệu không đảm bảo, không có xuất xứ rõ ràng, hàng giả và kém chất lượng trên thị trường. Vì vậy, dù bạn mua bất kì loại nguyên liệu nào đi nữa cũng cần xem xét hạn sử dụng, nhãn mác đầy đủ, ghi rõ xuất xứ,… Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho người thân và khách hàng cũng như uy tín của bạn.
Bạn nên chọn nguyên liệu uy tín chất lượng, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đối với các loại hoa quả, trái cây tươi bạn nên chọn mua ở các cửa hàng lớn, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nếu bạn đang lo lắng mà không biết mua nguyên liệu nơi đâu bạn có thể tham khảo ngay các sản phẩm của DP Food.
Nguồn nguyên liệu đảm bảo 100% được nhập khẩu từ Hàn Quốc và đạt chứng nhận HACCP về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại: www.dpfood.com.vn
Nguồn nguyên liệu đáng tin cậy chính là tiếng nói của bạn trong một thị trường rộng lớn như hiện nay. Người tiêu dùng ngày càng thông thái vì vậy đừng cố gắng vì chút lợi nhuận mà đưa nguồn nguyên liệu không đảm bảo vào. Nếu nguồn gốc nguyên liệu của bạn tốt, bạn hoàn toàn có một câu chuyện hay và nhân văn để kể cho khách hàng và đồng thời, chính là vũ khí đưa khách hàng quay trở lại ủng hộ bạn nhiều hơn.
7. Mua sắm trang thiết bị, tuyển nhân viên quán cà phê

Bạn cần phải lên kế hoạch mua sắm khi chuẩn bị mở quán cà phê. Chúng gồm bàn ghế, tủ, tivi màn hình lớn, các dụng cụ pha chế như máy xay cà phê và sinh tố, phin, ly đặc trưng, máy đun nước nóng… Đặc biệt, cần chọn máy nước nóng chất lượng tốt, an toàn vệ sinh, nước phải đảm bảo chất lượng và độ nóng khi pha chế các loại đồ uống.
Nhân viên phải được đào tạo kỹ lưỡng và bài bản sau khi mở quán cà phê, nếu không khó đáp ứng được đòi hỏi của những khách hàng khó tính. Bạn cần lưu ý, khách hàng có thể trả nhiều hơn cho một ly cà phê ngon, nhưng họ cũng sẵn sàng trả giá cao hơn nữa khi tất cả các dịch vụ kèm đều tuyệt vời.
8. Công thức pha chế hấp dẫn, thực đơn phong phú

Từ những thông tin thu được qua việc nghiên cứu thị trường, thấu hiểu khách hàng và kết hợp với ý tưởng kinh doanh ban đầu, bạn sẽ biết được mình muốn đưa gì vào trong menu. Bí quyết để khách hàng nhớ đến là quán cà phê phải có một loại độc đáo mà ở nơi khác chưa có. Nhiều quán nước kinh doanh theo kiểu rập khuôn, sao chép so với các quán khác, khiến quán nước không hề có một món ruột, không hề có một điểm nhấn để gợi nhớ được khách hàng gợi nhớ.
Chẳng hạn như nhắc đến chuỗi Highlands người ta nhớ đến món trà sen vàng hay The Coffee House là trà đào và các loại Macchiato.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lên menu cũng như tìm kiếm những món thức uống mới lạ? Bạn vẫn chưa biết tìm kiếm nơi đâu. DP Food sẽ là người đồng hành cùng bạn. Những công thức món nước mới, độc, lạ được phát triển trên những nguyên liệu chất lượng nhất là điểm nhấn của DP Food.
DP Food đang có chương trình hướng dẫn pha chế miễn phí tại quán, bạn có thể tham khảo tại đây nhé!
9. Lập Kế hoạch marketing quán cà phê

Sau khi mở quán cà phê, để nhiều người biết đến quán cà phê của mình, bạn cần xây dựng kế hoạch PR hoặc Marketing chu đáo. Với sự phổ biến của các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Youtube,.. giúp việc làm truyền thông của quán nhanh chóng, dễ dàng với chi phí thấp hơn rất nhiều so với phương thức truyền thống. Xây dựng website, đăng tin trên các trang Foody, Lozi, Địa điểm ăn uống hoặc liên kết với các dịch vụ giao hàng như Grab Food, Go-viet, Now…Bạn cũng có thể liên kết với các bên tổng hợp khuyến mãi như JamJa, Metee,...
Như vậy, để mở quán cà phê, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều khâu cùng một lúc và cân nhắc kỹ càng trước khi bỏ tiền và công sức vào. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để bạn có thể hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!
DP Food hiện đang có nhiều sản phẩm bột và smoothie dùng trong pha chế với giá cực tốt, nguồn nguyên liệu đảm bảo 100% được nhập khẩu từ Hàn Quốc và đạt chứng nhận HACCP về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại: www.dpfood.com.vn

Các sản phẩm của DP Food
DP Food là công ty cung cấp giải pháp mới cho ngành nguyên liệu thức uống tại Việt Nam. Với mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch, chất lượng và giá thành hợp lý, DP Food không ngừng tìm kiếm và phát triển những nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, mới lạ hơn. Chúng tôi đặt trải nghiệm và sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, mong muốn người tiêu dùng của mình có cơ hội được khám phá nhiều loại thức uống mới.